Kỹ năng trả lời phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản

27/04/2022

Phỏng vấn xuất khẩu lao động là một trong những bước quyết định đến việc người lao động có thể đến Nhật Bản làm việc được không? Vậy muốn một lần là trúng tuyển ngay cần phải nắm rõ ngay những tuyệt kỹ trả lời phỏng vấn xuất khẩu lao động.

Bước 1: Vào phòng phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản 

 

  • Trước khi vào phòng phỏng vấn, hãy dùng ngón tay khum vào nhau và gõ 3 tiếng. Với hành động đơn giản này bạn sẽ thể hiện được phép lịch sự tối thiểu với nhà tuyển dụng. Sau khi nghe tiếng gõ cửa nhà tuyển dụng sẽ nói “dozo – xin mời vào”,khi đó bạn mới được phép bước vào.
  • Khi mở cửa và bước vào phòng, hãy hướng về phía nhà tuyển dụng nhẹ nhàng mỉm cười và nói “Shitsureishimasu – tôi xin phép”. Lúc này cúi người chào 1 gói 45 độ, không được ngẩng đầu lên ngay lập tức. Chú ý khi cúi người phải cúi cả phần lưng, điều chỉnh làm sao để phần đầu, lưng trên cùng đường thẳng.
  • Đứng ngang người, không quay lưng về phía nhà tuyển dụng rồi đóng cửa nhẹ nhàng, không được phát ra tiếng lớn. Tiến lại gần vị trí ghế ngồi của mình, chỉ đứng không được phép ngồi ngay. Khi nhà tuyển dụng nói “Douzo osuwarijudasai” hãy cúi đầu nhưng phải giữ thẳng đầu, cằm song song với nền nhà, giữ hai vai ngang bằng nhau, trọng tâm đặt vào eo và trả lời “Yoroshiku onegaishimasu” rồi ngồi vào vị trí ghế của mình.

 

Bước 2: Chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn 

Các bạn hãy chủ động giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật để nhà tuyển dụng hiểu được trình độ và khả năng nói của bạn, bên cạnh đó là thái độ nhanh nhẹn của bạn. 

  • Hãy tự tin, trả lời thoải mái
  • Luôn tươi cười, nhìn thẳng vào mắt của họ 
  • Trả lời dứt khoát, đừng tốn quá nhiều thời gian cho lời giải thích 
  • Thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà, luôn biết lắng nghe 

 

Bước 3: Các câu hỏi khi đi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản “hách não”

Câu 1: Điểm mạnh & điểm yếu của bạn là gì?

  1. Điểm mạnh của bạn là gì?

=> Tôi có điểm mạnh là…, tôi tự tin là mình có thể…

Ví dụ: Điểm mạnh của tôi đó là người có tham vọng, luôn khao khát vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn đặt ra cho mình mục tiêu và rèn luyện, thực hiện để đạt được những mục tiêu đó (私の長所は、向上心です。自らに高い目標を課し、目標に向けて行動していくことができます)

  1. Điểm yếu của bạn là gì?

=> Đừng phủ nhận mình không có điểm yếu mà hãy nói: Tôi có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn không ảnh hưởng đến công việc (私の 弱みがあるけど仕事は全然関係ないよ). Bên cạnh đó, khi đã thừa nhận điểm yếu của mình hãy nói kèm với câu: Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng (いくら大変でも頑張ります。- Ikurataihen demo ganbarimasu)

Câu 2: Sở thích của bạn là gì?

Bạn nên trả lời những thứ gần gũi nhất, bạn có thể tham khảo một số mẫu sở thích:

  1. 私は音楽(おんがく)を聞(き)くことが好きです。- Tôi thích nghe nhạc
  2. 暇な時、音楽を聞(き)いています。- Lúc rảnh rỗi, tôi thường nghe nhạc
  3. 私はスポーツが好きです。- Tôi thích thể thao
  4. 暇な時、スポーツをしています。 – Lúc rảnh rỗi, tôi thường chơi thể thao.
  5. 僕の趣味は本を読(よ)むことです。- Sở thích của tôi là đọc sách
  6. 暇(ひま)な時(とき)、本(ほん)を読(よ)んでいま – Lúc rảnh rỗi, tôi thường đọc sách.

Câu 3: Hãy nói thêm về tính cách của bạn

Qua đây nhà tuyển dụng muốn biết tính cách của ứng viên, xem họ có khả năng hiểu và phân tích khả năng của bản thân. Nên nói về điểm tích cực trong tính cách:

  1. 私はコツコツと地道な努力を積み上げることができます – Tôi là người có thể làm việc siêng năng, nỗ lực không ngừng nghỉ
  2. 私はよく友人から「責任感がある」と言われます – Tôi hay được bạn bè nhận xét rằng mình là người có trách nhiệm.

Câu 4: Tại sao lại chọn ngành nghề này?

Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem mức độ nghiêm túc khi lựa chọn công việc này, có thực sự mong muốn làm việc trong ngành này không? Vì thế, hãy nghĩ tại sao lại lựa chọn ngành này mà không phải ngành khác.

=> 私が…業界を志望するのは – Tôi mong muốn được làm việc trong lĩnh vực

Lưu ý: Nếu bạn chưa biết nên làm sao hãy trả lời “tôi không biết” theo mẫu 申し訳ありません。勉強不足のため、わかりません。次回まで 必ず勉強してきます – Thành thật xin lỗi, vì chưa ôn luyện đầy đủ nên tôi không biết vấn đề này. Lần tới tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn.

Câu 5: Bạn nghĩ mình không hợp với kiểu người nào?

Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xe ứng viên có cư xử, giao tiếp bình thường với người không hợp mình không? Vì thế hãy nói 私はいい加減な人が苦手です。約束したことをやらなかったり、時間の期限を守らない人を少し苦手に感じています – Tôi cảm thấy mình không hợp với người luôn coi nhẹ vấn đề, cũng không thích người không thực hiện được lời hứa, không tuân thủ được thời gian.

Đương nhiên nếu nói 「苦手な人はいません – Không có ai là không hợp thì sẽ thấy rõ đây là lời nói dối.

Câu 6: Châm ngôn yêu thích của bạn 

=> Trả lời: 小さな努力を日々積み上げることが、大きな成果につながると信じているからです – Bởi vì tôi tin rằng nếu cố gắng nỗ lực từng ngày sẽ thu được thành quả to lớn

Câu 7: Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ biết phần nào ứng viên có hứng thú với xí nghiệp của mình không? Hãy trả lời chúng thật dứt khoát để tránh bị hỏi thêm các câu:

  1. 働く上で大切なことは何ですか? – Điều bạn xem là quan trọng nhất trong công việc
  2. あなたの特技は何ですか? – Khả năng đặc biệt khác của bạn
  3. 私の特技は…です。二段を取得しています。- Một khả năng khác của tôi là

Lưu ý: Tác phong khi tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản

  • Tác phong:
    • Ngồi thẳng lưng, ngay ngắn
    • Không tựa lưng vào ghế
    • Không rung đùi, rung chân
    • Không chống cằm, ngồi vắt chéo chân
    • Thân trên: Thẳng người, giống với tư thế đứng
  • Tư thế với nam: Tay nắm nhẹ, đặt úp ở giữa vị trí đùi. Chân mở rộng bằng vai
  • Tư thế với nữ: Tay đan nhau ở phần ngón cái, tay trái úp lấy phải, đặt vào giữa hai chân. Chân khép, đầu gối chạm với nhau
  • Ngoại hình:
    • Nam đầu tóc gọn gàng, cạo râu sạch sẽ
    • Nữ búi tóc hoặc buộc tóc
    • Không nhuộm tóc màu sặc sỡ
    • Không sơn hoặc để móng tay dài
    • Không đeo trang sức, đồng hồ
    • Đi giày thể thao màu trắng hoặc đen dạng mềm

Bên cạnh đó, bạn không nên bộc lộ thành tích vì người Nhật đánh giá cao sự khiêm tốn và tinh thần ham học hỏi.

Trên đây là các bước và mẹo nhỏ nhắc nhở người lao động mà Nhật An tích góp được. Có gì thắc mắc, các bạn có thể liên hệ Nhật An Group nhé!



Chát với chúng tôi